Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật trồng xoài khác nhau, mỗi phương pháp đều có những lợi thế riêng. Ở bài viết này, bạn sẽ được tiếp cận với hai kỹ thuật trồng xoài phổ biến nhất.
Phương pháp xuống giống cây con
Phương pháp xuống giống cây con: các hạt xoài giống sẽ được trồng và chăm sóc trong những điều kiện lý tưởng, phù hợp với giai đoạn đầu phát triển của cây. Sau đó, khi cây đã đạt độ cao tiêu chuẩn thì mới đem trồng ở các vùng đất canh tác được chuẩn bị trước đó.
Các bước thực hiện:
Ở vị trí hố trồng xoài được chuẩn bị trước đó, đào một hố mới có đường kính lớn hơn bầu ươm từ 10 – 15 cm;
Cắt lớp nilon bọc ngoài bầu ươm, sử dụng dụng cụ phù hợp và thao tác nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu hoặc đứt rễ;
Đặt cây xoài non vào những vị trí được đào sẵn, giữ cổ rễ nằm ngang với bề mặt đất trồng;
Vun đất vào xung quanh, dùng lực nén nhẹ để đảm bảo lượng đất được lấp vừa đủ, không làm cây bị đổ, cũng không làm hố đất bị nén quá chặt, làm nước khó lưu thông, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của dễ;
Vun thêm một lớp đất cao vào gốc để tránh tính trạng úng nước;
Tưới nước và có thể dùng thêm một số loại rơm rạ, cỏ, trấu phủ lên xung quanh để giữ độ ẩm cho cây vào mùa khô;
Cắm cọc cố định cây.
Phương pháp ghép nhân giống
Phương pháp ghép nhân giống: ghép một bộ phận của giống xoài bạn định trồng vào các gốc xoài địa phương có sẵn để rút ngắn thời gian ra quả và tăng sức chống chịu của cây. Phương pháp này nên được thực hiện vào lúc khí hậu mát mẻ, ít mưa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây xoài
Thực hiện ghép cây theo những bước sau:
Chuẩn bị các loại dụng cụ cần thiết như dao ghép, nilon, dây buộc
Lựa chọn cành ghép và gốc chất lượng: chọn cành bánh tẻ dài khoảng 40 cm, sạch sâu bệnh, gốc ghép khỏe mạnh có khả năng thích ứng cao;
Dùng dao cắt một lát dài 5 – 6 cm ở vị trí ghép trên gốc và ở đuôi cành ghép;
Ghép cành vào gốc, điều chỉnh vị trí phù hợp để hai mối ghép ăn khớp tương đối với nhau;
Dùng nilon và dây bọc lại để tránh bị dính nước làm hỏng mối ghép, có thể dùng thêm sáp hoặc nến giữa các đầu nilon;
Liên tục quan sát và loại bỏ những mối ghép không phát triển tốt, sau khoảng 2 – 4 tháng khi vết ghép dính liền thì có thể tháo các dụng cụ hỗ trợ xung quanh.
2. Chăm sóc cây sau khi trồng
Tưới nước
Ở giai đoạn mới trồng, cứ cách 3 ngày cần tưới nước cho cây xoài một lần. Về sau, thời gian giữa hai lần tưới sẽ liên tục được kéo dãn. Thêm vào đó, có thể dựa vào điều kiện thời tiết để điều chỉnh thời gian tưới phù hợp, đảm bảo độ ẩm cho đất trồng.
Khi cây bắt đầu cho ra quả, bộ rễ sinh trưởng đầy đủ, ăn sâu vào đất thì bạn không cần phải chú ý tưới tới thời gian tưới nước cho cây. Chỉ cần tưới thêm nước nếu thời gian đó nắng nóng mạnh, khô hạn kéo dài.
Làm cỏ
Bạn cần chú ý và loại bỏ các cây dại mọc xung quanh gốc để tránh tính trạng cạnh tranh dinh dưỡng, khiến cây xoài kém phát triển. Việc này nên được thực hiện thường xuyên khi cây còn non, nhất là vào mùa mưa, không nên để cây dại mọc quá nhiều, quá rậm.
Cắt tỉa cành và tạo tán
Cắt tỉa cành và tạo tán được thực hiện với nhiều mục đích như hãm chiều cao giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển cành lá và quả, loại bỏ những cành sâu già cỗi để giúp cây phát triển khỏe mạnh, loại bỏ những cành mọc quá sát, những cành khó ra quả, các cành vụn từ mùa thu hoạch trước,…
Việc cắt tỉa nên được thực hiện 1-2 lần mỗi năm, tùy theo tính hình phát triển thực tế của cây trồng.
Bón phân
Sử dụng phân bón là phương pháp đơn giản nhất giúp kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây vào từng giai đoạn.
Giai đoạn kiến thiết: sử dụng các loại phân bón NPK để kích thích sự phát triển của rễ, thân, cành. Mỗi năm nên bón từ 2 – 4 lần để đảm bảo dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ.
Giai đoạn kinh doanh: lượng phân bón nên tăng lên 2-3 kg/cây/năm, bón thành 3 – 5 đợt mỗi. Đặc biệt, nên bổ sung nhiều kali để gia tăng khả năng đậu quả và nâng cao chất lượng trái.
Giai đoạn nuôi trái: tăng hàm lượng Kali để tăng kích cỡ và phẩm chất trái
Tác giả: Ban Phong trào
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn