Chọn hạt giống
Để có được một cây giống khỏe mạnh thì đầu tiên bạn phải lựa được những hạt giống tốt kèm theo đó là phương thức bảo quản hạt giống khoa học.
Hạt giống nên được lấy từ cây mẹ có tuổi đời khoảng 5 năm trở lên. Dáng cây mẹ phải đẹp, không bị sâu bệnh, thân thẳng đứng, tán lá đẹp và có chiều cao từ 6m trở lên.
Khi quả chuyển dần sang màu nâu đen, hạt sẽ cứng lại, lúc quả đã chuyển sang màu đen thì nên thu hoạch quả. Sau khi hái quả xuống, cần phải phơi quả 2 – 3 nắng cho khô quả, sau đó sàng sảy giữ lại những hạt tốt, cho vào bao tải hoặc chum, vại để mang đi bảo quản.
Cần phải bảo quản hạt ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thích hợp là 25 – 30 độ C, khi đáp ứng đủ điều kiện trên bạn có thể giữ hạt trong khoảng thời gian 1 – 2 năm mà không sợ hạt bị mốc. Nếu bảo quản hạt ở nhiệt độ 5 – 10 độ C, thì bạn có thể duy trì sức sống của hạt trong vòng 3 – 4 năm.
Xử lý hạt giống
Trước khi gieo trồng, hạt giống cần được mài nhẹ để vỏ hạt bị mòn, chỉ nên mài bên hông hạt như vậy sẽ không làm tổn thương đến phôi hạt, từ đó nước mới có thể thấm vào bên trong. Sau đó ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 0.05%. Sau 10 phút bạn nên vớt hạt ra và ngâm trong nước ấm 40 độ C khoảng 6 – 8 tiếng rồi vớt hạt ra và ủ trong túi vải. Nên tiến hành rửa chua bằng nước ấm và đảm bảo rằng túi vải ủ phải thoát nước tốt, luôn ẩm. Khoảng 2 – 3 ngày sau thì hạt sẽ nảy mầm. Lúc này có thể tiến hành gieo hạt.
Chuẩn bị đất ươm hạt
Hạt sẽ nảy mầm trong điều kiện đất gồm 80% là tầng đất AB và 20% là phân hữu cơ hoai mục. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng đất ruộng để gieo hạt, đập nhỏ đất và trộn đều cùng với phân chuồng hoai mục, sau đó gieo hạt trên luống.
Gieo hạt
Tháng 2 – 3 là thời điểm thích hợp để gieo hạt. Trước khi gieo hạt 1 ngày, bạn cần phải tưới cho đất đủ ẩm. Sau đó chọn những hạt đã nhú mầm, tạo một lỗ nhỏ vừa kích thước hạt ở đất trồng, bỏ hạt mầm xuống rồi phủ lớp đất mịn lấp kín hạt rồi dùng rơm hoặc cỏ khô phủ lên trên mặt luống giữ ẩm. Chỉ sau 4 – 5 ngày là có thể bỏ lớp rơm che phủ bên trên.
Chăm sóc cây con
Thời gian đầu cây cần phải có dàn che, sau đó có thể giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh nắng hoàn toàn bằng cách giảm bớt giàn che và tăng thời gian chiếu sáng. Bên cạnh đó, luôn đảm bảo cây đủ ấm, cứ 2 tuần thì làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK tỉ lệ 1:1:1 và pha loãng 1% để tưới, sau khi tưới phân cần tưới lại nước để không làm cháy lá cây.
Chăm sóc cây
Cây non cần được tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều tối. Khi cây được 2 tháng thì có thể giảm bớt cường độ tưới, tưới 1 ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần. Trong quá trình sinh trưởng, cây cần ánh sáng nhiều, do vậy cần cho cây hấp thụ ánh nắng hợp lí, nếu trồng cây cảnh đô thị, trồng ở vườn thì bạn không nên quá lo lắng, cây sẽ tự lấy ánh sáng mặt trời, tuy nhiên nếu cây còn nhỏ thì nên có giàn che.
Những năm đầu trồng cây, bạn cần phải làm cỏ sạch sẽ theo định kì, nhằm giảm bớt sự phá hoại và cỏ dại có thể cạnh tranh nguồn dinh dưỡng của cây, đồng thời cũng ngăn ngừa được bệnh nấm.
Phương Garden hi vọng rằng qua bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích trong việc trồng và chăm sóc cây Phượng, từ đó có thể tạo nên không gian xanh cho môi trường, tạo nên vẻ đẹp đặc sắc mỗi khi hè đến.
Tác giả: Admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn